Khô cá sặc rằn, khô cá sặc bổi là đặc sản quen thuộc và nổi tiếng của vùng Tây Nam Bộ từ bao đời qua. Nó góp mặt ở các bữa cơm gia đình đơn giản cho đến các quán ăn, nhà hàng chuyên về đặc sản trên cả nước. Người dân miệt Đồng Tháp, An Giang quen tên gọi là khô sặc rằn, người Cà Mau lại gọi là khô sặc bổi. Hai tên gọi chung đều là một nhưng do điều kiện thổ nhưỡng khác nhau nên con cá sặc tại hai vùng này cũng có hình dạng bên ngoài khác nhau chút ít.
Tại vùng Đồng Tháp, An Giang, đa phần nước ngọt nhiều, đất lại ít phèn, bà con nuôi cá sặc rằn chung với cá nàng( thác lác còm) đến mùa thu hoạch sẽ “cất” chung 1 lượt. Con cá sặc rằn tại vùng này lớn nhanh hơn so với con cá bổi tại Cà Mau, thân cá có rằn nhưng trắng và mập hơn so với con cá bổi tại miệt Cà Mau. Ngược lại, tại vùng rừng U Minh Cà Mau đa phần là rừng tràm, nước mặn phèn chua, cá sặc bổi có thức ăn chính là rong rêu, vi sinh vật nên lớn chậm hơn, thân mình chắc, dẹp, đen ngầu và rằn ri hơn so với cá sặc rằn Đồng Tháp, An Giang.
Tai hai làng khô cá sặc rằn, sặc bổi lớn nhất nước này,( Khánh An và U Minh) cách chế biến con khô cũng mang đặc trưng khác nhau. Khô sặc rằn tại miệt An Giang thường được xẻ cắt đầu, ướp muối và phơi tự nhiên khoảng 1 đến 2 nắng gắt. Sặc bổi tại miệt U Minh được để nguyên con, phơi ép khoảng 3,4 nắng tốt. Nhưng điểm chung để có được con khô chất lượng, bà con phải chế biến từ nguồn cá sặc còn tươi sống, không dùng cá chết. Nguồn nước và nguồn muối ướp cá cũng phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh để đảm bảo sức khỏe cho thực khách.

Khô cá sặc rằn, khô cá sặc bổi không thể xẻ phi lê như khô cá lóc đồng nên để thành phẩm được con khô có khẩu vị lạt theo ý thực khách không phải dễ. Cá ướp không đủ lượng muối, không có nắng tốt sẽ dễ bị bủn, dễ có ấu trùng chui vào trong bụng cá làm hư hết mẻ khô. Một con khô sặc rằn, khô sặc bổi đạt tiêu chuẩn có độ khô vừa phải, khẩu vị lạt hay vừa ăn đều phải đảm bảo được hương vị đặc trưng của con khô chứ không thể lạt giống như cá tươi. Bà con trong nghề lâu năm phải khéo léo làm sao để thực khách khi dùng con khô cá sặc với cơm trắng không thấy quá mặn, đến khi trộn với các loại gỏi lại không thấy quá lạt, đánh mất hương vị con khô. Bởi vậy mới nói nghề này cũng khá nhiêu khê, khó chìu lòng thượng đế vô cùng.
Khô cá miền Tây chuyên cung cấp khô cá sặc bổi miệt U Minh Cà Mau, khô cá sặt rằn cắt đầu miệt An Giang, Đồng Tháp. Tất cả đều có khẩu vị lạt, vừa ăn, được phơi từ 3,4 nắng gắt nên dễ dàng vận chuyển đi xa trên toàn quốc và nước ngoài. Khô cá sặc rằn, khô cá sặc bổi thường được chiên, nướng trên lửa nhỏ ăn với cơm trắng chấm dấm ớt hoặc cầu kỳ hơn thì xé nhỏ trộn các loại gỏi xoài;dưa leo; đu đủ; sầu đâu… thêm tí thịt ba rọi, đậu phộng, rau răm…chấm nước mắm chua ngọt là thành món nhậu khá hấp dẫn, quên cả lối về.

Thông thường 1kg khô cá sặc bổi Cà Mau loại chất lượng, phơi khô ráo, khẩu vị lạt, size cồ 7-8 con giá 500k. size lớn 9-11 con giá 470k/kg.
Khô cá sặc rằn cắt đầu An Giang loại đặc biệt, phơi 2 nắng, khẩu vị lạt, size từ 12-14 con giá 450k/kg.
Báo giá đã bao gồm phí giao hàng tận nơi tại các quận trung tâm Sài Gòn. Thực khách nên gói kín khô cá bằng giấy báo hoặc chứa trong hộp lock, bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh, không nên để khô bên ngoài lâu ngày sẽ dể bị mốc, ảnh hưởng đến sức khỏe. Thực khách lưu ý, nên dùng tay vảy sơ khô cá sặc rằn, sặc bổi trong nước ấm khoảng 15 giây, sau đó để ráo và chiên hoặc nướng trên lửa nhỏ.
Cá khô miền Tây nhận cung cấp sĩ lâu dài khô cá sặc rằn, khô cá sặc bổi loại chất lượng, khẩu vị lạt cho các đại lý, nhà hàng trên toàn quốc với chất lượng ổn định, giá cả hợp lý.